0869.039.899 Info@kimnamtech.vn
Bạn cần tư vấn ?

Làm việc từ xa là xu thế trong thời “Đại dịch” Covid-19

Teleworking hay làm việc từ xa ngày nay không còn là một hình thức quá mới mẻ nhưng nó chưa thật sự mang đến cảm giác an toàn cho các nhà quản lý. Rất nhiều vấn đề được đặt ra: “Sẽ giám sát nhân viên thế nào khi không thấy được họ?”, “Tính chuyên nghiệp có được duy trì trong bộ đồ ngủ?”….

Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt, bên cạnh những bất ổn dĩ nhiên cũng tồn tại có rất nhiều cơ hội. Làm việc từ xa nếu được xây dựng và quản lý thành công, có thể được coi là cơ hội để tổ chức xây dựng lòng tin và tăng năng suất làm việc của các nhân viên. Đây cũng được xem như sáng kiến trong việc quản lý nhân sự nhằm thu hút nhân tài và giảm tải được các chi phí cho tổ chức. Sẽ có những công việc không phù hợp để làm từ xa cũng như đòi hỏi người lao động có mặt tại văn phòng. Nhưng mặt khác một số công việc có khả năng linh hoạt để có thể thực hiện tốt ở nhiều nơi khác nhau.

Xu hướng tất yếu

Sự phát triển về công nghệ kỹ thuật đã giúp giảm một phần áp lực về làm việc tại những thành phố lớn khi mà người lao động có thể làm việc tại nhà và hạn chế được thời gian di chuyển đến văn phòng.
Tại Mỹ, có 31% người lao động làm việc từ xa tại thời điểm 2016 và 43% vào năm 2017, bao gồm người lao động làm việc ít hơn một lần một tuần. Số liệu này cho thấy rằng, dần dần có nhiều người lao động có nhu cầu được làm việc từ xa và các doanh nghiệp đã từng bước chuẩn hoá quy trình phục vụ cho nhu cầu này.

Xác định đúng người – đúng việc

Việc đầu tiên của việc lên kế hoạch và quản lý các nhân viên làm việc từ xa là quyết định nhân viên có đủ khả năng kèm tính chất công việc có thể thực hiện từ xa. Sẽ có những nhân viên phù hợp với việc thực hiện công việc tại bất cứ đâu ngoài văn phòng. Theo các phân tích từ Gallup, hơn một nửa (khoảng 55%) số công việc tại Mỹ khoảng 55% phù hợp làm tại bất cứ đâu. Cũng sẽ có những nhân viên cảm thấy phù hợp với việc có mặt tại văn phòng mỗi ngày hơn là có thể linh động làm việc tại nhiều nơi khác. Trong báo cáo Best Practices for Managing Teleworkers: Changing Attitudes, Changing Ways đến từ công ty Frost & Sullivan có một thực tế rằng nhiều người lao động không cảm thấy đủ tin tưởng về hiệu quả công việc khi làm việc tại nhà hay bất cứ đâu ngoài văn phòng.

Xây dựng chương trình hiệu quả

Khi đã có quyết định cho sự phát triển của phương thức làm việc từ xa, các nhà quản trị nhân sự cần ghi nhớ và thực hiện những điều sau đây:

Thống nhất cùng nhau

Để có thể đạt được những hiệu quả như mong đợi, khi xây dựng một đội ngũ nhân lực làm việc từ xa cần thiết sự thống nhất về quyền lợi cũng như nghĩa vụ giữa những người lao động và doanh nghiệp.

Làm việc nhóm

Khi phải quản lý một hệ thống nhân viên làm việc từ xa, các nhà quản trị nhân sự cần xây dựng một nhóm làm việc từ xa có sự kết hợp hỗ trợ giữa các thành viên. Phát triển một lộ trình làm việc cho cả nhóm và đòi hỏi sự thống nhất về thời gian cũng như tiến độ công việc.

Dịch vụ khách hàng

Nếu các thành viên trong nhóm làm việc trực tiếp với khách hàng ở bên ngoài hãy chắc chắn rằng yêu cầu sự minh bạch và hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.

Hỗ trợ về công nghệ

Một vấn đề khiến cho làm việc từ xa trở nên kém hiệu quả là các sự cố về công nghệ. Những nhân viên không làm việc tại văn phòng đòi hỏi sự hỗ trợ và kết nối ổn định của các nền tảng trực tuyến. Trước khi xây dựng một đội ngũ làm việc từ xa hiệu quả hãy chắc chăn rằng có sự hỗ trợ liên tục từ bộ phận kỹ thuật từ của doanh nghiệp.

Bồi đắp niềm tin

Thông qua niềm làm việc từ xa, các nhà quản lý có thể nuôi dưỡng lòng với nhân viên đối với quản lý và ngược lại.

Quản lý theo kết quả

Kết quả là chỉ số đáng tin cậy nhất đối với làm việc từ xa. Đánh giá tổng thể chỉ có thể dựa trên các kết quả mà nhân viên thực hiện được vậy nên cần đặt mục tiêu và đề ra yêu cầu một cách rõ ràng nhất.

Phát triển chương trình làm việc từ xa

Làm việc từ xa mang đến nhiều sự linh hoạt cho người làm việc cũng như là xu thế phát triển tất yếu. Các nhà quản trị nhân sự cần có những hướng phát triển phù hợp và mang đến lợi ích cả hai chiều cho cả người lao động lẫn tổ chức. Đồng thời duy trì tính linh hoạt đi kèm các đánh giá thường xuyên và điểu chỉnh phương thức thực hiện khi cần thiết

[:vi]
[:]